Tìm hiểu chung về phương pháp đặt vòng tránh thai

Cập nhập: Thứ năm, 04/04/2024

 

   Nhiều chị em phụ nữ đặt vòng tránh thai với mong muốn đặt một lần cho mãi mãi nhưng thực tế, không phải ai cũng phù hợp với biện pháp tránh thai này. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ về thông tin, ưu nhược điểm và đối tượng sử dụng trước khi quyết định có nên đặt vòng hay không.

 

Tìm hiểu về phương pháp đặt vòng tránh thai.

Tìm hiểu về phương pháp đặt vòng tránh thai.

 

Đặt vòng tránh thai là gì?

Vòng tránh thai là một thanh công cụ nhỏ có hình chữ T được đưa vào tử cung phụ nữ với tác dụng tránh thai tạm thời. Cơ chế của nó là ngăn trứng gặp được tinh trùng và không cho trứng làm tổ trong tử cung.

Có 2 loại vòng tránh thai thường gặp:

  • Vòng tránh thai chứa đồng: Vòng được làm từ nhựa có quấn dây đồng hoặc vòng đồng xung quanh, vòng tránh thai này có tác dụng từ 5 - 10 năm. Cơ chế hoạt động của loại vòng này là: Đồng ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của tinh trùng và thay đổi môi trường tử cung, khiến tinh trùng không thể gặp trứng để làm tổ. Ngoài ra, nó còn ngăn cản tinh trùng xâm nhập vào lớp niêm mạc tử cung, ngăn cản quá trình mang thai.
  • Vòng tránh thai nội tiết: Vòng tránh thai này có tác dụng trong khoảng 3- 5 năm. Loại vòng này chứa hormone progesterone. Hormone này sẽ được giải phóng từ từ trong tử cung nhằm ngăn cản sự rụng trứng. Đồng thời, làm chất nhầy ở tử cung dày và đặc quánh, ngăn cản tinh trùng xâm nhập.

   Tùy vào mục đích và kinh tế của từng người, bạn có thể lựa chọn loại vòng phù hợp.

 

Có 2 loại vòng tránh thai thường gặp.

Có 2 loại vòng tránh thai thường gặp.

 

Ưu - nhược điểm của phương pháp đặt vòng tránh thai

Ưu điểm

  • Hiệu quả tránh thai khi đặt vòng khá cao, lên tới 97%.
  • Sử dụng được trong thời gian dài, trung bình từ 5 - 10 năm.

Nhược điểm

  • Người đặt vòng vẫn có khả năng mang thai ngoài tử cung.
  • Vòng tránh thai có thể gây tăng dịch tiết âm đạo, khiến nhiều chị em cảm thấy khó chịu khi vùng kín không được khô thoáng.
  • Đặt vòng có thể gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, chuột rút, đau lưng hoặc thấy đốm máu… nếu vòng không hợp với cơ thể hoặc do tụt vòng.
  • Gây trở ngại, khó chịu trong chuyện lứa đôi do các dây của vòng tránh thai khiến bạn hoặc đối tác cảm thấy cứng.
  • Đặt vòng tránh thai có khả năng gây gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt. Vòng tránh thai bằng đồng khiến tình trạng đau bụng kinh trở nên tồi tệ hơn, tăng lượng máu kinh nguyệt, đặc biệt là trong vài tháng đầu tiên sau khi đặt vòng tránh thai. Vòng tránh thai nội tiết thì có nguy cơ gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.

 

Biến chứng và chống chỉ định của vòng tránh thai

Biến chứng có thể gặp phải

  • Mang thai ngoài tử cung: Phụ nữ sau khi đặt vòng vẫn có nguy cơ mang thai ngoài tử cung, khi trứng đã thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung.
  • Nhiễm trùng vùng chậu: Một số dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng do đặt vòng là bị đau hoặc căng ở bụng dưới, sốt, có tiết dịch âm đạo bất thường, hoặc dịch âm đạo có mùi.
  • Viêm âm đạo do nấm: Các triệu chứng tăng tiết dịch âm đạo có lợn cợn trắng, ngứa và kích ứng xung quanh âm đạo, đau và châm chích khi quan hệ tình dục hoặc khi bạn đi tiểu.
  • Tổn thương cổ tử cung: Vòng ngừa thai có thể gây tổn thương ở cổ tử cung khi đưa vào.

Chống chỉ định của vòng tránh thai

Những trường hợp dưới đây không nên đặt vòng tránh thai:

  • Phụ nữ còn trẻ hoặc có dự định sinh con trong một vài năm thì nên sử dụng một biện pháp tránh thai khác;
  • Phụ nữ đang bị viêm nhiễm phụ khoa.
  • Phụ nữ đang có thai hoặc nghi ngờ có thai.
  • Phụ nữ có tiền sử mắc trong vòng 03 tháng hoặc đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Phụ nữ bị ung thư vú hoặc u ác tính đường sinh dục.
  • Phụ nữ có dị tật do bẩm sinh hoặc thứ phát ở tử cung, vùng chậu.

 

Lưu ý sau khi đặt vòng

Những điều cần tránh sau khi đặt vòng

  • Ngay sau khi đặt vòng, bạn nên nằm nghỉ ngơi ít nhất 1 tiếng, không làm việc nặng nhọc sau khi đặt vòng ít nhất 1 tuần.
  • Không ngâm mình trong nước trong thời gian dài.
  • Nên tránh quan hệ tình dục ít nhất 2 tuần sau khi đặt vòng.
  • Tự kiểm tra vòng tránh thai thường xuyên: Bác sĩ sẽ để lại 1 đoạn dây dài khoảng 5cm, bạn có thể tự kiểm tra vòng tránh thai sau mỗi kỳ kinh nguyệt bằng cách kiểm tra sợi dây này để biết tình trạng hiện tại của vòng.

Cần tới gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu sau:

  • Bị sốt cao, sụt cân sau khi đặt vòng
  • Nghi ngờ vòng bị tuột
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Rong kinh, khí hư có mùi khó chịu
  • Chậm kinh hoặc nghi ngờ có thai

 

VCF -  Biện pháp tránh thai an toàn, không tác dụng phụ

    VCF có chứa 28% chất nonoxynol - 9 (một loại thuốc diệt tinh trùng có hiệu quả cao) đủ để diệt tinh trùng mỗi lần giao hợp. VCF có hiệu quả tránh thai tương đương các biện pháp tránh thai khác như que cấy, thuốc ngừa thai, vòng tránh thai, bao cao su... Tuy nhiên, ở những khía cạnh khác, VCF còn đạt hiệu quả cao hơn nhờ tính tiện lợi và dễ dàng sử dụng của sản phẩm.

 

Màng phim tránh thai VCF

Màng phim tránh thai VCF

 

 Một số ưu điểm của màng phim tránh thai VCF là:

  • Không gây tác dụng phụ, an toàn cho sức khoẻ. Phù hợp với mọi đối tượng phụ nữ.
  • Tiện dụng,  giúp phụ nữ chủ động hơn trong việc tránh thai.
  • Là 1 trong những biện pháp tránh thai đạt hiệu quả cao nhất hiện nay.
  • Không tạo khoảng cách trong khi quan hệ như bao cao su

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về phương pháp đặt vòng tránh thai. Trước khi có ý định đặt vòng tránh thai, bạn nên cân nhắc những ưu và nhược điểm của việc đặt vòng tránh thai. Để tư vấn thêm về biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả, mời bạn gọi đến tổng đài  1800.1044 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

VCF

VCF

Loại: Giá: Số lượng:
VCF 140.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi