Những lưu ý cho bệnh trúng nóng ở trẻ em ngày hè

Cập nhập: Thứ ba, 15/02/2022

bệnh trúng nóng của trẻ

 

Nguyên nhân và biểu hiện của trúng nóng

 

Do thời tiết trời quá nóng bức, trẻ mặc quần áo giày, chật và bí, ở trong những căn buồng quá chất, nóng, thiếu thoáng khí, những nơi chật chội, ngột ngạt hơi người.

Điều kiện thuận lợi gây ra trúng nóng là nhiệt độ không khí cao, ẩm và không có gió; trẻ thiếu nước uống, khiến cơ thể trẻ bị nóng quá làm rối loạn hệ thần kinh trung ương. Hệ thần kinh (nhất là thần kinh của trẻ nhỏ) rất nhạy cảm với nhiệt, khi bị quá nóng dễ bị rối loạn tuần hoàn não, phù não và có thể chảy máu não.

Từ đó làm rối loạn hoạt động của tim mạch và hô hấp, đồng thời kèm theo rối loạn về chuyển hóa (muối, nước ), hạ glucoza huyết gây ra một bệnh cảnh rất nguy hiểm là “”trúng nóng”.

Khi bị trúng nóng trẻ có biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau.

 

Lâm sàng thường chia làm 2 giai đoạn

 

Giai đoạn nhẹ: Triệu chứng nổi bật là những dấu hiệu về thần kinh. Trẻ đột nhiên khóc thét, vật vã rồi li bì, nhiều trẻ lên cơn giật.

Những trẻ lớn thì tự nhiên thấy tối tăm mặt mũi, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn. Thường sốt cao (trên 40 độ C), mặt đỏ bừng, thân mình cũng đỏ (do giãn mạch), da khô, nóng, vã mồ hôi, hơi thở nhanh và nóng, tim đập nhanh, mạch nhỏ, khó bắt, rất khát nước, bằng cách làm mát, bồi phụ nước, điện giải kịp thời thì dễ qua khỏi, nhưng nếu chậm trễ bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng, thậm chí tử vong.

Giai đoạn nặng: Hội chứng mất nước, trụy tim mạch (da tái nhợt, chân tay lạnh, mạch và huyết áp không đo được, vô niệu), hôn mê, thi thoảng có những cơn ngừng thở…việc cứu chữa sẽ rất khó khăn.

Xử lý khi trẻ bị trúng nóng.

Cần phát hiện sớm trẻ bị trúng nóng, khi có các biểu hiện như đã nêu trên cần khẩn trương thực hiện các công việc sau:

-   Làm mát bằng phương pháp bốc hơi nước. Ở giai đoạn này chủ yếu làm hạ nhiệt (đưa trẻ ra chỗ mát, thoáng khí, cởi bỏ quần áo, lau người bằng nước mát, quạt mát…) Theo dõi mạch, nhiệt độ cơ thể (bằng nhiệt kế ở miệng hoặc trực tràng) và ngừng quá trình làm mát khi thân nhiệt đã hạ.

Chú ý: không nên làm lạnh trực tiếp bằng nước đá hoặc túi nước đá (có thể làm nạn nhân rét run). Nếu trẻ tỉnh, cho uống nước mát, nước quả, siro. Nếu trẻ không uống được phải khẩn trương chuyển trẻ đến cơ sở y tế hoặc gọi cấp cứu để hỗ trợ truyền dịch kịp thời bằng các dung dịch mặn, ngọt đẳng trương như Ringer lactat, song song với các thuốc hạ nhiệt, thuốc trợ tim mạch, chống suy hô hấp. Sau khi được cấp cứu vẫn cần chuyển nạn nhân đến chuyên khoa hồi sức để tiếp tục theo dõi điều trị các tổn thương muộn.

 

Phòng tránh bệnh trúng nóng cho trẻ như thế nào?

 

 

phòng tránh bệnh trúng nóng cho trẻ

 

Để trẻ nhỏ không bị trúng nóng, cảm nóng trong những ngày hè oi bức, các bậc cha mẹ, các cô nuôi dạy trẻ cần chú ý phòng chống nóng cho các cháu như sau:

-   Ưu tiên dành cho các cháu những gian phòng rộng rãi, thoáng mát nhất. Tránh những nơi quá nóng bức như gần bếp, trên gác xép, những nơi xói nắng hướng Tây, những gian phòng quá kín, nhiều đồ đạc, ít cửa.

-   Những hôm nóng bức tránh đưa trẻ đến những nơi đông người, không khí nóng ngột ngạt như các phòng họp, rạp hát, rạp chiếu bóng, chen chúc trên các phương tiện giao thông công cộng (nếu như đi du lịch cũng nên chọn phương tiện như xe oto, toa tàu có độ lạnh vừa phải).

-   Chú ý: Nhắc các cháu uống đủ nước, kể cả những cháu nhỏ còn bú chưa biết đòi uống nước cũng nên nhớ cho uống thêm nước xen kẽ các bữa bú và bú thường xuyên hơn.

-   Cho các cháu mặc quần áo bằng vải mỏng, rộng, nhạt màu, chất liệu thấm mồ hôi, tránh dùng những loại vải dày, vải ni lông bí mồ hôi. Năng tắm rửa cho các cháu để luôn luôn giữ sạch sẽ, mồ hôi bài tiết được dễ dàng.

 

>>> Xem thêm:

Bài viết cùng chủ đề

Viêm thanh quản cấp tính ở trẻ nên chăm sóc và điều trị như thế nào?

Viêm thanh quản cấp tính là tình trạng niêm mạc thanh quản bị tổn thương do nhiễm vi khuẩn, virus, thường hay gặp ở trẻ nhỏ vào mùa lạnh. Cùng tham khảo bài viết dưới đây, để hiểu rõ hơn về điều trị viêm thanh quản ở trẻ em cũng như cách chăm sóc trẻ khi mắc bệnh nhé.

Điểm mặt 4 bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ em khi giao mùa và cách phòng tránh

Trên thực tế, khoảng 1/3 số trẻ nhập viện trong những năm tháng đầu đời là do gặp phải các vấn đề về hô hấp. Chúng ta cùng điểm mặt 4 bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ em khi giao mùa và những biện pháp phòng tránh nhé!

BoniKiddy - Bí quyết giúp con yêu đối phó với tình trạng rối loạn tiêu hóa hiệu quả

BoniKiddy- Bí quyết giúp con yêu đối phó với tình trạng rối loạn tiêu hóa hiệu quả

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em là gì? Cha mẹ phải làm sao khi con mắc bệnh?

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em là gì? Cha mẹ phải làm sao khi con mắc bệnh? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác ở bài viết ngay dưới đây!

Trẻ hay ốm vặt – Trở ngại lớn nhất khi chăm sóc con nhỏ của các bậc cha mẹ

Cha mẹ cần làm gì để hạn chế tình trạng ốm vặt ở trẻ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniKiddy 30v

BoniKiddy 30v

Loại: Giá: Số lượng:
BoniKiddy 30v 230.000đ/Hộp
BoniKiddy 60v 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi