Trẻ nhẹ cân so với tuổi luôn là nỗi trăn trở của các bậc phụ huynh. Thậm chí có những bé dù ăn uống rất tốt nhưng cân nặng không hề cải thiện. Để giải quyết nỗi lo đó, ở bài viết này, chúng tôi sẽ bật mí bí quyết giúp trẻ tăng cân lành mạnh, mời các bạn cùng đón đọc!
Bí quyết giúp trẻ tăng cân lành mạnh là gì?
Các nguyên nhân thường gặp làm trẻ chậm tăng cân
Bé chậm tăng cân chứng tỏ cơ thể không nhận được đủ dinh dưỡng để phát triển. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân bao gồm:
Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng
Không ít trường hợp bé chậm tăng cân là do chế độ ăn uống hằng ngày thiếu hụt vitamin và khoáng chất như kẽm, kali, sắt, canxi, vitamin A, B, D…
Khi thiếu hụt những vi chất đó, các hoạt động trao đổi chất của trẻ sẽ bị suy giảm. Về lâu dài, trẻ không chỉ chậm tăng cân mà sự phát triển thể lực lẫn trí tuệ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Rối loạn tiêu hóa
Hệ tiêu hóa non yếu của trẻ chưa hoàn thiện nên thường gặp nhiều vấn đề như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng khó tiêu, khó hấp thu… Lúc này, dù thực đơn bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, bé ăn được nhiều nhưng cơ thể vẫn không nhận đủ dưỡng chất cần thiết, khiến trẻ chậm tăng cân.
Trẻ biếng ăn
Trẻ chán ăn, lười ăn cũng khiến cân nặng cứ “giậm chân tại chỗ” vì cơ thể không được nạp đủ dưỡng chất để phát triển.
Trẻ hay ốm vặt
Sức đề kháng của trẻ còn kém nên rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, điển hình như viêm họng, viêm phế quản… Khi có bệnh trong người, con yêu sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.
Hơn nữa, khi mắc bệnh, con thường phải uống nhiều loại thuốc, trong đó có thuốc kháng sinh. Điều này làm hệ tiêu hóa của con bị rối loạn, giảm khả năng hấp thu dưỡng chất, hệ lụy theo sau đó là tình trạng bé chậm tăng cân.
Trẻ ốm vặt thường biếng ăn, ảnh hưởng đến cân nặng
Nếu cân nặng của trẻ không cải thiện, nguy cơ cao con sẽ bị suy dinh dưỡng thấp còi, chậm phát triển thể chất lẫn trí tuệ. Bởi vậy, các bậc phụ huynh cần sớm tìm ra giải pháp giúp con yêu khắc phục tình trạng này.
Bí quyết giúp trẻ tăng cân lành mạnh
Để giúp con tăng cân lành mạnh, cha mẹ nên tham khảo các biện pháp sau:
Tăng lượng calo trong thực phẩm cho trẻ
Phụ huynh nên chọn chế biến các món từ sữa, phô mai cùng trái cây để tăng lượng calo và dinh dưỡng cho bé. Các món sinh tố, sữa lắc, sữa chua với quả mọng đều bổ dưỡng, hỗ trợ trẻ tăng cân lành mạnh.
Hạn chế cho trẻ nạp calo rỗng
Soda, khoai tây chiên và thức ăn nhanh cung cấp một lượng calo giúp tăng cân. Tuy nhiên, chúng thường ít chất dinh dưỡng. Nếu bạn cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm này không chỉ không giúp trẻ tăng cân mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch.
Vì vậy, trong chế độ ăn uống của trẻ nên hạn chế các đồ ăn vặt, chế biến sẵn.
Ưu tiên thực phẩm giàu dinh dưỡng
Chế độ ăn đa dạng thực phẩm giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Thực đơn của trẻ tăng cân nên bao gồm carbohydrate (cơm, bánh mì, ngũ cốc), vitamin (trái cây, rau quả); protein (thịt, cá, trứng, đậu) và các sản phẩm từ sữa (sữa, phô mai, sữa chua).
Cha mẹ nên ưu tiên cho trẻ ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng
Ưu tiên chất béo tốt
Đối với cơ thể, chất béo có hai loại tốt và xấu. Chất béo xấu là chất béo chuyển hóa, bão hòa, có trong các thực phẩm chế biến sẵn, thịt qua chế biến, đồ chiên rán...
Chất béo tốt có nguồn gốc từ thiên nhiên, tốt cho sự phát triển của trẻ. Bạn nên cho con dùng dầu ô liu, dầu cá hồi, cá tuyết…
Chọn món ăn nhẹ lành mạnh
Trẻ cần tăng cân nên có thêm bữa ăn nhẹ. Cha mẹ cần ưu tiên các món nhẹ có hàm lượng calo và dinh dưỡng cao, dễ ăn như bánh mì nguyên hạt cùng bơ đậu phộng, các loại hạt, trái cây sấy, táo, phô mai…
Chia nhỏ bữa ăn và không nên ép bé ăn
Nhiều bố mẹ cho rằng việc cố ép cho trẻ ăn hết khẩu phần sẽ giúp con có đủ chất và nhanh lớn hơn. Tuy nhiên, điều này có thể khiến trẻ bị nôn trớ, đặc biệt bé sẽ mang tâm lý sợ hãi và ám ảnh mỗi khi đến bữa ăn, dần hình thành tình trạng biếng ăn.
Thay vào đó, bố mẹ nên cho con ăn lượng vừa đủ và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Nếu như trước đây, trẻ chỉ ăn 3 bữa chính thì giờ có thể tăng lên khoảng 5 – 6 bữa cả chính và phụ. Điều này vừa làm giảm áp lực cho bé vào bữa chính vừa giúp hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Cho bé vận động, tập thể dục thường xuyên
Hoạt động thể chất không chỉ giúp cơ thể đốt cháy calo, thải trừ chất độc, phát triển chiều cao mà còn giúp trẻ kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng hơn. Bố mẹ nên khuyến khích con luyện tập thể thao hoặc tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời cùng bạn bè như đạp xe, chơi bóng rổ, bơi lội…
Cha mẹ nên khuyến khích trẻ vận động mỗi ngày
Tẩy giun định kỳ cho trẻ
Trẻ chưa hiểu tầm quan trọng của việc giữ vệ sinh cá nhân, hay chơi đất cát nên dễ bị nhiễm giun sán. Chúng hút các dưỡng chất trong cơ thể trẻ, làm trẻ chán ăn, kém hấp thu, chậm tăng cân.
Do đó, cha mẹ nên tẩy giun định kỳ cho con 6 tháng/lần.
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ
Khi sức đề kháng được tăng cường, con yêu sẽ khỏe hơn, hạn chế được các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp, nhất là khi thay đổi thời tiết. Để tăng sức đề kháng cho bé, các mẹ nên:
- Cho trẻ tiêm vắc-xin đầy đủ và chỉ sử dụng kháng sinh khi cần thiết theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Bổ sung cho bé những chất cần thiết để tăng sức đề kháng như các kháng thể IgG, IgA, IgF… cùng các protein, vitamin và dưỡng chất cần thiết khác.
Bổ sung lợi khuẩn, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
Bổ sung lợi khuẩn cho bé là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, cải thiện khả năng hấp thu, giúp con yêu tăng cân đều đặn và an toàn. Hai lợi khuẩn rất tốt và cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ là Lactobacillus acidophilus và Streptococcus thermophilus, cha mẹ nên chú ý bổ sung hàng ngày cho con nhỏ.
Hiện nay, hai lợi khuẩn đó cùng các thành phần giúp bé tăng sức đề kháng đã có mặt trong sản phẩm BoniKiddy + của Mỹ. Các mẹ chỉ cần cho trẻ uống 2-4 viên BoniKiddy + mỗi ngày, tình trạng biếng ăn, ốm vặt, chậm tăng cân sẽ được cải thiện tốt.
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết bí quyết giúp trẻ tăng cân lành mạnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để các dược sĩ tư vấn miễn phí.
XEM THÊM:
- Trẻ thiếu canxi: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách bổ sung an toàn
- 7 cách tăng sức đề kháng cho trẻ lúc giao mùa