Khám dinh dưỡng cho bé: Vai trò, quy trình khám và những thông tin quan trọng khác

Cập nhập: Thứ ba, 09/05/2023

 

    Bạn có biết, dù trẻ béo, gầy hay cân nặng hoàn toàn bình thường thì cũng có khả năng đang bị thiếu hoặc thừa dinh dưỡng? Vì vậy, việc khám dinh dưỡng cho bé đóng vai trò rất quan trọng. Để hiểu rõ hơn vấn đề này và biết được khi nào cần đưa bé đi khám dinh dưỡng, khám ở đâu, quy trình khám như thế nào, cần lưu ý những gì?..., mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây!

 

Khám dinh dưỡng cho bé là việc rất quan trọng

Khám dinh dưỡng cho bé là việc rất quan trọng

 

Vai trò quan trọng của việc khám dinh dưỡng cho bé

     Nhiều người thường nghĩ rằng, con của mình mập mạp là đủ dinh dưỡng, còn nếu thể trạng gầy là đang thiếu chất. Điều đó không đúng! Có những đứa trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù, nghĩa là thể trạng béo nhưng cơ thể lại thiếu nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.

     Và quy trình khám dinh dưỡng cho bé sẽ giúp cha mẹ biết chính xác con mình có đang bị thiếu dinh dưỡng, thấp bé, còi xương, hay thừa cân béo phì, đồng thời chế độ dinh dưỡng hàng ngày đang thiếu chất gì hay không, để từ đó có sự điều chỉnh phù hợp.

     Đặc biệt, khi khám dinh dưỡng cho bé, cha mẹ cũng sẽ được các chuyên gia tư vấn cách xây dựng thực đơn phù hợp cho trẻ, được hướng dẫn cách chăm sóc bé để chúng phát triển khỏe mạnh hơn, đồng thời được giải đáp những thắc mắc trong quá trình nuôi dưỡng trẻ…

 

 Nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù

Nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù

 

    Vì vậy, để chăm sóc con yêu một cách tốt nhất, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng khoảng 1 lần/năm, đặc biệt là khi nhận thấy bé phát triển không bình thường với các dấu hiệu sau đây.

 

 Những dấu hiệu cho thấy bé cần phải khám dinh dưỡng định kỳ

    Khi nhận thấy bé nhà mình có một hoặc nhiều dấu hiệu bất thường sau đây thì cha mẹ cần đưa con đi khám dinh dưỡng ngay:

  • Bé thấp còi, nhẹ cân.
  • Cân nặng bị chững lại, không tăng trong thời gian dài.
  • Sụt cân hoặc tăng cân đột ngột.
  • Không phát triển với tốc độ mong đợi bình thường (cả về chiều cao và cân nặng), tính theo tuổi của trẻ.
  • Da dẻ của bé xanh xao, nhợt nhạt.
  • Bé ăn ít hoặc không chịu ăn.
  • Bé thừa cân, béo phì.
  • Bé có những biểu hiện chậm chạp, kém linh hoạt.
  • Bé có các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa như: Nôn trớ, tiêu chảy, táo bón…
  • Hay ốm vặt.
  • Tóc rụng nhiều.

 

Khi trẻ biếng ăn, mẹ cũng nên cho bé đi khám dinh dưỡng

Khi trẻ biếng ăn, mẹ cũng nên cho bé đi khám dinh dưỡng

 

Quy trình khám dinh dưỡng cho bé

    Về quy trình khám dinh dưỡng cho bé, tùy vào kết quả khám lâm sàng ban đầu mà bác sĩ sẽ chỉ định khám những gì, khám như thế nào. Đa số các bé đều trải qua quy trình cơ bản như sau:

Bước 1: Khám lâm sàng, hỏi đáp ba mẹ và đánh giá về chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống của bé, đồng thời phát hiện biểu hiện bất thường bên ngoài (nếu có) ở trẻ.

Bước 2: Đo chiều cao, cân nặng, xác định chỉ số BMI để xem trẻ có đạt cân nặng, chiều cao tiêu chuẩn hay không.

Bước 3: Lấy máu xét nghiệm, bao gồm:

  • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi.
  • Định lượng Calci ion hóa.
  • Đo hoạt độ ALP (Alkalin Phosphatase).
  • Định lượng sắt huyết thanh.
  • Định lượng Prealbumin/ Định lượng Triglycerid/ Định lượng GLUCOSE.

    Với những bé khỏe mạnh, có chỉ số cân nặng, chiều cao trong mức bình thường thì có thể không cần thực hiện bước lấy máu xét nghiệm.

Bước 4: Trả kết quả và tư vấn dinh dưỡng phù hợp

 

    Quy trình khám dinh dưỡng cho bé

Quy trình khám dinh dưỡng cho bé

 

Khám dinh dưỡng cho bé ở đâu?

    Hiện nay, cha mẹ có thể đưa bé đi khám dinh dưỡng tại nhiều địa chỉ như:

Tại Hà Nội:

  • Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Có địa chỉ tại 48B Tăng Bạt Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội hoặc 91 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Bệnh viện Nhi Trung Ương có địa chỉ tại: 18/879 La Thành, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.
  • Phòng khám dinh dưỡng Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội có địa chỉ tại 70 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.
  • Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội có địa chỉ tại Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
  • Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có địa chỉ tại 458 Minh Khai, Khu đô thị Times City, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Phòng khám, tư vấn dinh dưỡng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có địa chỉ tại Tầng 1, mặt sau nhà A7, Trường Đại học Y Hà Nội, số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.

Tại thành phố Hồ Chí Minh:

  • Bệnh viện Nhi Đồng 1 có địa chỉ tại 341 Sư Vạn Hạnh, phường 10, quận 10, TPHCM.
  • Bệnh viện Nhi Đồng 2 có địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM
  • Bệnh viện Nhi đồng Thành phố có địa chỉ tại: 15 Võ Trần Chí, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TPHCM.
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh có địa chỉ tại: 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TPHCM.

    Ngoài ra, một số tỉnh thành trên cả nước cũng có những cơ sở y tế có dịch vụ khám dinh dưỡng cho bé, bạn có thể tìm hiểu thêm. Ví dụ như ở Hải Phòng có Phòng khám Nhi khoa Quốc tế The Medcare Hải Phòng, địa chỉ tại tầng 3 + 4 tòa nhà DK, số 2, lô 22A, Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền.

 

Cần lưu ý gì khi đưa trẻ đi khám dinh dưỡng?

    Khi đưa con đi khám dinh dưỡng, cha mẹ cần lưu ý:

  • Nắm rõ các các vấn đề bất thường của bé (có thể là về chiều cao, cân nặng, tình trạng biếng ăn, các hành vi trong sinh hoạt hàng ngày). Điều này sẽ giúp bác sĩ có thêm cơ sở chẩn đoán để đưa ra giải pháp chính xác và phù hợp.
  • Mang theo hồ sơ sức khỏe của trẻ.
  • Ghi lại chế độ ăn uống, những thực phẩm thường được đưa vào thực đơn của bé trong vòng 1 tháng gần đây, số lượng và tần suất cho bé ăn, thời gian ăn của bé,…
  • Ghi lại thói quen sinh hoạt như: Thời gian ngủ nghỉ, vui chơi, vận động trong ngày của bé…
  • Chuẩn bị sẵn những câu hỏi, băn khoăn, lo lắng của mình để trao đổi với bác sĩ.

 

Cần làm gì khi trẻ gặp các vấn đề về dinh dưỡng?

    Sau khi khám, nếu bé gặp vấn đề về dinh dưỡng thì cha mẹ cần:

  • Bổ sung các vi chất, chất dinh dưỡng cần thiết vào bữa ăn của trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Cho trẻ uống các sản phẩm bổ sung nếu cần thiết.
  • Trong trường hợp trẻ biếng ăn, hãy cho trẻ dùng BoniKiddy + của Mỹ để kích thích vị giác, giúp bé ăn ngon miệng hơn, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Sản phẩm này cũng giúp con bạn tăng cường sức đề kháng và sức khỏe hệ tiêu hóa hiệu quả.
  • Tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.

 

BoniKiddy

BoniKiddy + giúp trẻ ăn ngon và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn

 

    Như vậy, khám dinh dưỡng cho bé là việc rất quan trọng giúp bạn biết con của mình có đang được cung cấp đầy đủ các chất để phát triển tốt nhất hay không. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ bị suy dinh dưỡng

Chắc hẳn bậc phụ huynh nào khi thấy con nhỏ bị suy dinh dưỡng, còi cọc đều cảm thấy buồn phiền, lo lắng, bởi tình trạng này kéo dài có thể để lại những hậu quả vô cùng nặng nề như: Trẻ chậm phát triển thể chất và trí não, sức đề kháng kém, thường xuyên ốm yếu...Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bậc phụ huynh xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho trẻ bị suy dinh dưỡng, đừng bỏ lỡ nhé!

Trẻ bị suy dinh dưỡng- Cha mẹ cần làm gì?

Khi con yêu bị suy dinh dưỡng, cha mẹ cần làm gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây, các bạn hãy dành ra khoảng 5 phút để đón đọc nhé!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniKiddy 30v

BoniKiddy 30v

Loại: Giá: Số lượng:
BoniKiddy 30v 230.000đ/Hộp
BoniKiddy 60v 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Điểm danh top 7 thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ tốt nhất

Điểm danh top 7 thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ tốt nhất

Bài viết ngay sau đây sẽ giúp bạn nắm được 7 loại thực phẩm tăng sức đề kháng tốt nhất cho con yêu của mình cùng các lưu ý khác để bé khỏe mạnh hơn mỗi ngày. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi