Suy tuyến yên và 5 hệ lụy mà bạn không ngờ tới

Cập nhập: Thứ hai, 13/02/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Tuyến yên là một tuyến nội tiết đặc biệt quan trọng của cơ thể. Nó chịu trách nhiệm sản sinh ra nhiều loại hormone khác nhau, để chỉ đạo các tuyến nội tiết khác thực hiện các công việc riêng biệt. Do đó, chức năng tuyến yên suy giảm sẽ kéo theo rất nhiều rối loạn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về 5 hệ lụy điển hình đến từ tình trạng suy tuyến yên trong bài viết dưới đây nhé!

 

Suy tuyến yên

Suy tuyến yên và 5 hệ lụy mà bạn không ngờ tới

 

Suy tuyến yên là tình trạng như thế nào?

   Tuyến yên là tuyến nội tiết chỉ lớn bằng hạt đậu, nằm ở đáy não, phía sau mũi và giữa 2 tai. Tuy có kích thước rất nhỏ, nhưng nó lại điều phối hoạt động của một loạt cơ quan và quá trình sinh lý trong cơ thể, thông qua nhiều loại hormone khác nhau.

    Suy tuyến yên là tình trạng xảy ra khi chức năng của thùy trước bị giảm đi. Do đó, nó được gọi là suy thùy trước tuyến yên. Lúc này, một hoặc nhiều hormone tuyến yên bị thiếu hụt, dẫn đến chức năng của một hoặc nhiều tuyến đích bị sụt giảm theo. Khi nhiều tuyến bị ảnh hưởng, tình trạng này được gọi là suy đa tuyến.

 

Suy tuyến yên và 5 hệ lụy mà bạn không ngờ tới

   Thùy trước tuyến yên là nơi sản xuất ra hàng loạt những hormone quan trọng như LH, FSH, ACTH, hormon tăng trưởng HGH,... Chúng tham gia vào việc hình thành và tăng trưởng cơ bắp, chức năng sinh sản,... Do đó, suy tuyến yên sẽ gây rối loạn nội tiết tố thứ phát, dẫn đến những vấn đề sau đây:

Suy tuyến yên làm giảm chức năng tuyến giáp

   Tuyến yên sinh ra hormone TSH, còn được gọi là hormone kích thích tuyến giáp. Nó truyền thông tin nhằm giải phóng ra 2 hormon tuyến giáp là Triiodothyronine (T3) và Thyroxine (T4). T3 và T4 có vai trò quan trọng điều hòa quá trình trao đổi chất của cơ thể.

   Do đó, suy tuyến yên sẽ dẫn đến suy giáp do thiếu TSH, làm giảm khả năng chuyển hóa của cơ thể. Trong trường hợp này, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, thay đổi tâm trạng, sợ lạnh,...

Suy tuyến yên gây suy tuyến thượng thận thứ phát

    Hoạt động của tuyến thượng thận bị chi phối bởi hormone ACTH. Hormone này giúp tuyến thượng thận phát triển kích thước, tăng bài tiết các glucocorticoid, enzyme protein kinase A. Ngoài ra, ACTH còn tác động đến quá trình học tập, ghi nhớ, kích thích sản xuất và phân tán sắc tố melanin trên da.

   Do đó, suy tuyến yên sẽ làm teo tuyến thượng thận, giảm sản xuất cortisol. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, yếu cơ, sụt cân không rõ nguyên nhân, buồn nôn, tiêu chảy, thiếu sắc tố da, thường xuyên cảm thấy khó chịu,...

 

suy tuyến thượng thận thứ phát

Suy tuyến yên có thể dẫn đến suy tuyến thượng thận thứ phát

 

Suy tuyến yên làm giảm hormon hướng sinh dục

   Hormon hướng sinh dục bao gồm 2 loại là LH và FSH. Trong đó, FSH có tác dụng phát triển tinh hoàn, ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng ở nam giới. Ở nữ giới, FSH kích thích sự phát triển của các nang trứng trong giai đoạn đầu, và phối hợp với LH làm cho trứng chín, rụng và bắt đầu bài tiết estrogen.

   LH lại ảnh hưởng đến các tế bào Leydig và kích thích bài tiết testosterone ở nam. Ở nữ giới, LH gây hiện tượng rụng trứng, tiết estrogen, sau đó tạo hoàng thể và kích thích hoàng thể bài tiết progesteron.

   Thiếu hụt FSH và LH do suy tuyến yên sẽ dẫn đến giảm nồng độ testosterone và estrogen, gây rối loạn sinh dục. Nam giới sẽ có biểu hiện bất lực, mãn dục sớm, giảm ham muốn tình dục, liệt dương, vô sinh, giảm kích thước tinh hoàn, dương vât. Nữ giới thường bị mất kinh đột ngột nhưng không đi kèm với cơn bốc hỏa, giảm hứng thú, lãnh cảm, vô sinh, dậy thì muộn.

Suy tuyến yên làm giảm bài tiết sữa mẹ

   Tuyến yên còn tiết ra hormon prolactin giúp kích thích tăng trưởng tuyến vú và sản xuất sữa mẹ trong giai đoạn mang thai và cho con bú. Do đó, khi bị suy tuyến yên, phụ nữ thường bị giảm kích thước vú, giảm hoặc mất khả năng tiết sữa.

Suy tuyến yên làm giảm bài tiết hormon tăng trưởng

   Hormone tăng trưởng HGH thực hiện nhiều chức năng khác nhau như: tăng tổng hợp protein, hấp thu các acid amin vào tế bào, giảm sử dụng glucose, tăng huy động mỡ dự trữ nhằm cung cấp năng lượng, tăng số lượng và kích thước tế bào, cơ quan, và tái tạo giấc ngủ sinh lý.

   Suy tuyến yên sẽ dẫn đến giảm sản xuất hormone tăng trưởng. Do đó, trẻ em bị suy tuyến yên sẽ chậm phát triển chiều cao, cơ bắp, tay chân nhỏ, tích tụ mỡ vùng bụng, giảm tập trung, ghi nhớ, lo âu, dễ thay đổi cảm xúc, dậy thì muộn,...

   Bên cạnh nguyên nhân do suy tuyến yên, tình trạng thiếu hụt hormone tăng trưởng còn được bắt gặp ở những người có tuổi, bệnh nhân bị mất ngủ mãn tính. Hai tình trạng này sẽ tác động qua lại lẫn nhau, tạo thành một vòng xoáy bệnh lý rất khó khắc phục.

 

trẻ chậm phát triển chiều cao

Thiếu hormone tăng trưởng sẽ khiến trẻ chậm phát triển chiều cao

 

Điều trị suy tuyến yên bằng cách nào?

   Như đã nhắc đến, suy tuyến yên sẽ dẫn đến thiếu hụt những loại hormone, từ đó gây ra nhiều rối loạn khác nhau. Về lý thuyết, căn bệnh này có thể được điều trị bằng cách bổ sung hormon tuyến yên bị thiếu, tuy nhiên điều này lại không khả thi. Bởi lẽ, hormone có cấu trúc protein, nên sẽ bị phân giải trong đường tiêu hóa, còn nếu dùng đường tiêm lâu dài sẽ hình thành các kháng thể kháng hormone.

  Do đó, mục đích của điều trị căn bệnh này chủ yếu là thay thế hormone bị thiếu của tuyến giáp, vỏ thượng thận, sinh dục,... Các chế phẩm thay thế này có thể kể đến như:

  • Hormon thay thế TSH: tinh chất giáp, L-Thyroxine.
  • Hormone thay thế ACTH: hydrocortisone.
  • Hormone thay thế hormone sinh dục: testosterone heptylate, Testosterone cyclo-hexane-propionate, 17β-estradiol, oestrogen,...
  • Hormone tăng trưởng tái tổ hợp từ gen người.

   Việc sử dụng hormon thay thế trong điều trị suy tuyến yên phải được theo dõi cẩn thận và cá nhân hóa theo nhu cầu của từng người bệnh. Điều này nhằm mục đích ngăn ngừa các phản ứng tương tác có thể xảy ra và điều chỉnh liều thuốc thích hợp, tránh trường hợp thừa hoặc thiếu hormone.

   Một số báo cáo từ các nghiên cứu đã chỉ ra, tỷ lệ rối loạn tim mạch và tử vong tăng lên ở những bệnh nhân điều trị hormon thay thế. Ngoài ra, một số bệnh nhân còn bị nhiều tác dụng phụ khó chịu và giảm chất lượng cuộc sống khi sử dụng các hormon này.

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về 5 hệ lụy của bệnh lý suy tuyến yên. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: Suy tuyến yên

Bài viết cùng chủ đề

Bệnh nhân suy tuyến yên có dùng BoniHappy + được không? Cần làm gì để cải thiện bệnh?

Bệnh nhân suy tuyến yên có dùng BoniHappy + được không? Cần làm gì để cải thiện bệnh?
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà